5 sai lầm nghiêm trọng trong quản trị của các CEO Việt

Ngày 04-05-2017 Lượt xem 225

Trên cương vị lãnh đạo, ai cũng hiểu tầm quan trọng của quản trị trong doanh nghiệp: Từ nhân sự, tài chính, vận hành cho đến Marketing, Sales. Nhưng chúng ta có đang quản trị đúng cách? Thống kê cho thấy 5 sai lầm dưới đây là phổ biến nhất mà những CEO Việt đang mắc phải trong quá trình điều hành doanh nghiệp. 1. Vi phạm quy tắc 80-20 Chỉ 20% công việc giúp tạo ra 80% kết quả hiện tại. Hầu hết CEOs Việt rất sôi nổi, hăng say tác nghiệp và thường xuyên ở trong tình trạng quá tải. Dù ở tầm lãnh đạo, họ kiêm nhiệm cùng lúc nhiều vai trò khác nhau, chịu trách nhiệm hầu hết hoạt động từ ý tưởng đến triển khai. Khi CEO không làm đúng vai trò cũng đồng nghĩa với việc hết quỹ thời gian dành cho quản trị chiến lược – ưu tiên Gấp và Quan trọng hàng đầu. Từ đó, những vấn đề quan trọng quyết định sự phát triển của công ty bị bỏ ngỏ, doanh nghiệp mãi chạy theo sự vụ, không thể “nhìn ra thị trường” với bức tranh tổng thể để “lớn lên”. 2. Không xây dựng quy trình làm việc  Các nhà lãnh đạo hay CEO Việt thường làm việc một cách chăm chỉ và căng thẳng, lấy sức người quản trị thay hệ thống. Tuy nhiên hiệu suất làm việc của các doanh nghiệp nước ngoài hiệu quả hơn gấp 30 lần nhờ hệ thống chỉn chu, quy trình làm việc bài bản, khoa học. Những quy trình cơ bản “buộc phải có” trong doanh nghiệp: Chăm sóc khách hàng, tuyển dụng, đào tạo, tài chính, quản lý hồ sơ… sẽ đảm bảo cho công ty vận hành một cách thống nhất và hoàn thiện, tạo điều kiện cho sự phát triển vững mạnh, ổn định hơn. Mách nhỏ: Cũng theo nghiên cứu, xây dựng một quy trình, kịch bản telesales hoàn chỉnh có thể tăng đến 40% hiệu quả của nhân viên Sales. 3. Thiếu dữ liệu để phân bổ nguồn lực  Hiện nay đa số CEO Việt thường giao việc dựa trên cảm tính và trải nghiệm quá khứ nhiều hơn là dựa trên con số hay kết quả cụ thể mà từng nhân viên đạt được. Nguồn lực, từ nhân sự tới tài chính đều là “dòng máu” nuôi dưỡng doanh nghiệp. Nếu bị bơm một cách thiếu điều độ, lúc căng lúc chùng sẽ dễ ảnh hưởng tới cả tim mạch lẫn não bộ. Nhưng thực tế, các công ty Việt thường lạm dụng” nhân sự tốt và “dung túng” nhân sự tồi. Người làm được việc sẽ liên tục bị giao việc, quá tải, còn nhân sự kém thì không được giao, chỉ ngồi chơi. Tình trạng khai thác mất cân bằng này dễ dẫn đến “làm hỏng” toàn bộ hệ thống. Ưu tiên đầu tiên trong quản trị nhân sự chính là “Right people” và “Right Position”. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp gia tăng đến 200% năng suất làm việc. 4. Không quản trị rủi ro Đứng trước một kế hoạch mới, các CEO Việt thường chỉ nhìn vào cơ hội, kết quả tiềm năng, những lợi nhuận mang lại mà bỏ quên các rủi ro tiềm ẩn. Và đương nhiên, kèm theo đó sẽ không có kế hoạch để khắc phục những rủi ro khi nó diễn ra. Điều đó làm cả doanh nghiệp trở nên bị động khi các sự cố ngoài ý muốn xảy ra. Ngân hàng – hệ thống quản trị khổng lồ và bài bản có khái niệm trích lập dự phòng rủi ro cho mọi hoạt động. Doanh nghiệp cũng không ngoại lệ. Các lãnh đạo SMEs nên có tâm thế đúng đắn trước khi ra quyết định. Hãy lên các kế hoạch thượng sách để kỳ vọng, nhưng cũng cần lập hạ sách để có đường lui cho doanh nghiệp trước bài toán kinh doanh nhiều biến động. 5. Không quản lý dòng tiền bài bản Rất ít CEO Việt có nghiệp vụ tài chính và thực tế, họ thường bị cuốn vào tác nghiệp mà mất bức tranh tổng thể, đặc biệt là luồng tiền đang chảy trong doanh nghiệp. Hơn 80% CEO Việt Nam không thực hiện tốt việc lập kế hoạch dòng tiền; thường chỉ quan tâm đến doanh thu, lợi nhuận. Điều đó dẫn đến rất nhiều rủi ro tài chính lớn khi chính CEO cũng không nhìn ra được thực trạng sức khỏe doanh nghiệp mình.

Sưu tầm

 

wiget Chat Zalo Messenger Chat Whatsapp Chat